Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30.12.2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đã bổ sung thêm mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô và tăng mức phạt so với trước đây. Cùng Trung tâm đào tạo lái xe Thành Phố Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay sau đây!
Lỗi chuyển làn không báo trước tín hiệu
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, bạn phạm lỗi chuyển làn không xi nhan sẽ có mức phạt cao nhất 5 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
Mức phạt lỗi chuyển làn không xi nhan cụ thể đối với xe ô tô:
- Xe ô tô: 400.000 – 600.000 đồng
- Xe ô tô đi trên cao tốc: 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng).

Lỗi không báo tín hiệu khi chuyển hướng
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi vi phạm lỗi chuyển hướng không tín hiệu báo hướng sẽ có mức phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Lỗi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP bạn sẽ bị phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng (không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông) từ: 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng, 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông).

Lỗi đi sai làn khi bạn không đúng phần đường hay làn đường quy định
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Lỗi đi sai làn, không đúng phần đường có mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Mức phạt lỗi đi sai làn đường, phần đường quy định gây tai nạn giao thông cụ thể từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng).

Lỗi đi không đúng vạch kẻ đường theo chỉ dẫn
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường có mức phạt 200.000 – 400.000 đồng.

Xem thêm Vạch kẻ đường là gì? Ý nghĩa vạch kẻ đường?
Lỗi đi ngược chiều
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã đề ra thì mức phạt cao nhất đối với lỗi đi ngược chiều trên đoạn đường có biển cấm đi ngược chiều, hay đi vào đường một chiều bị phạt có thể bị phạt cao nhất 18 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 7 tháng. Cụ thể:
- Từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Với xe ô tô đi ngược chiều, đi lùi trên cao tốc: 16.000.000 – 18.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX 5 – 7 tháng)

Lỗi điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h.
- Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h – 20 km/h 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX 1 – 3 tháng)
- Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h – 35 km/h: 6.000.000 – 8.000.000 đồng (Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng)
- Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h: bạn sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX 2 – 4 tháng , bị phạt 10.000.000 – 12.000.000 đồng.

Lỗi có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông
- Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi bạn đi xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe sẽ có mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng đồng thời tước Giấy phép lái xe 24 tháng.
- Khi bạn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở ở nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 6- 8 triệu đồng.( với hình thức xử phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 -12 tháng.)
- Phạt tiền từ 16- 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 16 -18 tháng trong trường hợp khi điều khiển ô tô mà nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 50 đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1l.
- Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30- 40 triệu đồng.( Hình thức xử phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.)

Tim hiểu thêm: Mức phạt nồng độ cồn oto mới nhất năm 2020
Lỗi gây mất trật tự khu dân cư
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao
thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác

Lỗi không thắt dây an toàn
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Lỗi chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được áp dụng đối với người điều khiển xe ô tô với mức phạt tiền là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Nếu bản thân người điều khiển ô tô mà không thắt dây an toàn cũng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài tài xế thì người được chở trên xe ô tô mà không thắt dây an toàn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Học lái xe ô tô không qua khó, nhưng quan trong khi có tấm bằng chúng tôi luôn muốn bạn Vững tay lái, chắc chân ga, luôn chấp hành đúng luật an toàn giao thông. Chúc các bạn lái xe an toàn.